Dạy Chơi Nhạc Đám Hiếu ( Nhạc Đám Ma ) Phần 1
Nội Dung Có Trong Bài Viết
- 1 Dạy Chơi Nhạc Đám Hiếu – Nhạc Đám Ma ( Phần I )
- 1.1 Dạy chơi nhạc cụ đám hiếu ( Nhạc Đám Ma ) là dạy chơi những nhạc cụ gì. Ban nhạc trong đám hiếu ( Nhạc Đám Ma ) còn có tên gọi là phường bát âm.Trong một đám hiếu gồm những nhạc cụ gì? Trước đây việc chơi đàn nhị đám hiếu là nhạc cụ rất phổ biến.
- 1.2 Cách Chơi Nhạc Cụ Trong Đám Hiếu ( Đám Ma )?
- 1.3 Có Các Khóa Học Chơi Nhạc Cụ Đám Hiếu Nào?
Dạy Chơi Nhạc Đám Hiếu – Nhạc Đám Ma ( Phần I )
Dạy chơi nhạc cụ đám hiếu ( Nhạc Đám Ma ) là dạy chơi những nhạc cụ gì. Ban nhạc trong đám hiếu ( Nhạc Đám Ma ) còn có tên gọi là phường bát âm.Trong một đám hiếu gồm những nhạc cụ gì? Trước đây việc chơi đàn nhị đám hiếu là nhạc cụ rất phổ biến.
Học Chơi Đàn Nhị tại Trung Tâm Âm Nhạc Truyền Thống Thăng Long
Dạy Chơi Nhạc Đám Hiếu Phần II
Trước đây trong một đám hiếu thường có phường bát âm. Phường bát âm là tên gọi của đội chơi nhạc đám hiếu.
Phường bát âm thuật ngữ chỉ một tổ chức ban nhạc cổ. Phường Bát âm gồm tám loại âm sắc khác nhau.
Phường bát âm chia làm bốn bộ: bộ hơi, bộ gõ, bộ gảy, bộ dây.
Bộ Hơi gồm có kèn, sáo.
Bộ Gõ có trống, chiêng, mõ.
Bộ Gẩy gồm đàn nguyệt, đàn tam, đàn tứ, đàn thập lục.
Bộ Dây có nhị, hồ.
Phường Bát Âm được lập nên để phục vụ trong các đám hiếu hỉ, lễ hội.
Học Chơi Đàn Nhị tại Trung Tâm Âm Nhạc Truyền Thống Thăng Long
Cách Chơi Nhạc Cụ Trong Đám Hiếu ( Đám Ma )?
Chơi nhạc đám hiếu như nào?
Học chơi nhạc đám hiếu ở đâu?
Nhằm góp phần hoàn thiện về mặt âm nhạc cho phường bát âm, Trung Tâm Âm Nhạc Truyền Thống Thăng Long thường xuyên mở các lớp dạy chơi nhạc cụ đám hiếu. Với đội ngủ giảng viên có chuyên về từng bộ môn nhạc cụ. Trung tâm đã giảng dạy cho rất nhiều học viên chơi nhạc cụ đám hiếu.
Có Các Khóa Học Chơi Nhạc Cụ Đám Hiếu Nào?
Ngày nay vì điều kiện kinh tế, không gian chơi nhạc phường bát âm bị thu hẹp. Phường bát âm thường chỉ gồm 05 nhạc cụ Trống, Nhị, Đàn Bầu, Kèn và Guitar. Trung Tâm Âm Nhạc Truyền Thống Thăng Long mở các lớp dạy chơi nhạc cụ đám hiếu như sau :
- Dạy chơi trống trong đám hiếu.
- Dạy chơi Nhị trong đám hiếu.
- Dạy chơi Đàn Bầu trong đám hiếu.
- Dạy thổi kèn trong đám hiếu.
- Dạy chơi Guitar trong đám hiếu.
Chơi đàn nhị đám hiếu ( đàn nhị đám ma ) cần học và chuẩn bị những gì?
Nguồn gốc của đàn nhị chơi nhạc đám hiếu
Đàn nhị là nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ, do đàn có 2 dây nên gọi là đàn nhị. Đàn nhị có xuất xứ từ Ấn Độ và vùng Trung Á. Đàn nhị được du nhập vào Trung Quốc từ thế kỷ I đến thế kỷ III sau công nguyên từ người Hồ. Sau này Đàn Hồ cũng chính là tên gọi dành cho đàn Nhị.
Cấu tạo của đàn nhị chơi nhạc đám hiếu ( nhạc đám ma )
Đàn nhị đám hiếu cũng giống như đại đa số các loại đàn nhị khác.
Bát nhị (còn gọi là ống nhị): là bộ phận tăng âm (bầu vang) rỗng ruột, hình hoa muống. Bát nhị làm bằng gỗ cứng. Bát nhị có 2 đầu, đầu này bịt da rắn hay kỳ đà. Đầu còn lại của bát nhị không bịt gì cả. Ngựa đàn nằm ở khoảng giữa mặt da.
Dọc nhị còn gọi là cần nhị, cán nhị. Dọc nhị dáng thẳng đứng, đầu hơi ngả về phía sau. Gốc của dọc nhịcắm xuyên qua lưng bát nhị.
Trục dây: trục trên và trục dưới đều gắn xuyên qua đầu dọc nhị. Trục dây nhị nằm cùng hướng với bát nhị.
Dây nhị: Trước đây dây đàn được làm bằng sợi tơ se. Ngày nay làm bằng nilon hoặc kim loại. Dây kim loại cho âm thanh chuẩn hơn nhưng không ngọt ngào. Dây bằng tơ hay dây nilon cho âm thanh ngọt ngào hơn. Dây đàn chỉnh theo quãng 4 đúng, quãng 5 đúng, quãng 7 thứ… nhưng phổ biến nhất là quãng 5 đúng.
Cử nhị hay khuyết nhị. Cử nhị là một sợi dây tơ se neo 2 dây đàn vào gần sát dọc nhị. Có khi cử nhị là một khung áo buộc gần sát dọc nhị. Hai dây đàn xỏ qua hai lỗ khung này. Cử nhị là bộ phận để điều chỉnh cao độ âm thanh. Để lên dây đàn người ta vặn trục dây.
Cung vĩ: làm bằng cành tre,hoặc gỗ có mắc lông đuôi ngựa. Những lông đuôi ngựa nằm giữa hai dây đàn để kéo đẩy. Do những lông đuôi ngựa mắc liền hai dây đàn nên ta không thể tách rời cung vĩ khỏi thân đàn. Ở Trung Quốc vẫn có một số loại đàn nhị và hồ cầm có cung vĩ rời.
Những kỹ thuật cần học để có thể chơi đàn nhị đám hiếu
Kỹ thuật vỗ.
Kỹ thuật nhấn.
Kỹ thuật chạy ngón.
Kỹ thuật rung.
Kỹ thuật vê.
Kỹ thuật miết.
Học đàn nhị đám hiếu ở đâu ( chơi đàn nhị đám ma )
Học Chơi Đàn Nhị tại Trung Tâm Âm Nhạc Truyền Thống Thăng Long
Học phí của một khóa học chơi đàn nhị đám hiếu là bao nhiêu
Tất cả đều được dạy tại Trung Tâm Âm Nhạc Truyền Thống Thăng Long. Tùy thuộc vào khả năng cũng như thời gian học của các học viên. Trung tâm sẽ sắp xếp lịch học hợp lý. Đồng thời những mức học phí hợp lý nhất sẽ được xây dựng cho học viên.
Số điện thoại và Zalo liên hệ : 0868887628.
Thổi kèn trong đám hiếu ( thổi kèn đám ma ) – Cần học và chuẩn bị những gì?
Trong phường bát âm thì nhạc cụ Kèn cùng với đàn Nhị là những nhạc cụ chủ chốt. Bởi thanh âm có thể diễn tả sự ni non, ai oán nên rất hợp khi sử dụng trong đám hiếu.
Nguồn Gốc Của Kèn Thổi Đám Hiếu ( kèn đám ma )
Kèn bầu là nhạc khí hơi, sử dụng dăm kép (còn gọi là Kèn già nam, Kèn loa, Kèn bóp, Kèn bát).
Kèn Bầu là nhạc khí hơi dăm kép rất phổ biến trên toàn thế giới.
Kèn Bầu được nhập vào Việt Nam và trở thành nhạc khí của các dân tộc Việt Nam như Tày, Chăm. Nó là nhạc cụ do nam giới sử dụng trong việc đón khách, đám cưới, đám ma ( đám hiếu )…
Cấu Tạo Của Kèn Thổi Đám Hiếu
Kèn chơi đám hiếu có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau.Kèn chơi đám hiếu thường chia làm ba loại:
Loại âm cao: Kèn Tiểu, Kèn Vắt, Kèn Củn.
Loại âm trung (sử dụng nhiều): Kèn Trung pha, Kèn Trung đục, Kèn Nàm.
Loại âm trầm: Kèn Ðại, Kèn Ðại trường, Kèn Quá khổ.
Kèn bầu có 3 phần chính:
Dăm và vong kèn: là loại dăm kép, làm bằng ống sậy mềm (hoặc có thể bằng nguyên liệu khác).Pphần trên dăm kèn vót mỏng, một đầu bóp bẹp. Cái thắng là một ống bằng kim loại nối liền giữa dăm kèn với thân kèn. Dăm kèn là bộ phận quan trọng nhất của kèn Dăm không tốt sẽ ảnh hưởng màu âm.
Thân kèn (suốt kèn): một ống rỗng lòng, dài từ 25 đến 30 cm. Đường kính 2 đầu thân kèn khác nhau vì có cấu tạo ống thuôn to dần. Trên lưng ống có 7 lỗ bấm và 1 lỗ nằm dưới thân ống. Các lỗ bấm của Kèn Bầu được khoét với khoảng cách đều nhau để có thể phát ra các âm theo thang âm 7 cung chia đều
Loa kèn (Bát kèn): làm bằng vỏ bầu khô (nên còn gọi là Kèn Bầu). Loa kèn hình chóp cụt, cũng có thể bằng gỗ cuốn đồng lá. Loa kèn cao từ 15 đến 17 cm, đường kính đáy từ 10 đến 12 cm.
Những Kỹ Thuật Cần Học Để Có Thể Thổi Kèn Đám Hiếu
Điều quan trọng nhất khi chơi kèn đám hiếu là lấy hơi và giữ hơi.
Điều quan trong tiếp theo là Dăm kèn, ống kèn.
Kỹ thuật Luyến, Láy.
Kỹ thuật Rung Hơi.
Kỹ thuật Đánh Lưỡi.
Học thổi kèn đám hiếu ở đâu – Học phí của một khóa học chơi kèn đám hiếu là bao nhiêu
Tất cả đều được dạy tại Trung Tâm Âm Nhạc Truyền Thống Thăng Long. Tùy thuộc vào khả năng cũng như thời gian học của các học viên. Trung tâm sẽ sắp xếp lịch học hợp lý. Đồng thời những mức học phí hợp lý nhất sẽ được xây dựng cho học viên.
Số điện thoại và Zalo liên hệ : 0868887628.