Học đàn Nguyệt Hát Văn tốt nhất tại Hà Nội
Nội Dung Có Trong Bài Viết
- 1 Học đàn Nguyệt Hát Văn tốt nhất tại Hà Nội
- 1.1 Khóa dạy học đàn nguyệt – Trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long
- 1.1.1 Đàn nguyệt là gì?
- 1.1.2 Đàn nguyệt có những bộ phận chính nào?
- 1.1.3 Lớp học đàn nguyệt tại trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long dạy những gì?
- 1.1.4 Đàn nguyệt là gì?
- 1.1.5 Đàn nguyệt có những bộ phận chính nào:
- 1.1.6 Lớp học đàn nguyệt tại trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long dạy những gì
- 1.1.7 Tại sao nên chọn một cây đàn nguyệt hát văn tại trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long
- 1.1 Khóa dạy học đàn nguyệt – Trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long
Học đàn Nguyệt Hát Văn tốt nhất tại Hà Nội
Khóa dạy học đàn nguyệt – Trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long
- Người giữ lửa Hát văn
- Học đàn nguyệt Hát văn Online
- Những điều cần biết về Đàn Tranh Việt Nam
Đàn nguyệt là gì?
Đàn nguyệt có những bộ phận chính nào?
Lớp học đàn nguyệt tại trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long dạy những gì?
Đàn nguyệt là gì?
Khi học đàn nguyệt trước tiên cần phải hiểu rõ kiến thức cơ bản về đàn nguyệt.
Đàn nguyệt (nguyệt cầm), trong miền Nam còn gọi là đờn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là “đàn nguyệt”. Theo sách xưa, đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ XVIII.
Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là “đàn nguyệt”. Theo sách xưa, đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ XVIII
Trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long liên tục mở lớp dạy học đàn nguyệt Hát văn
Đàn Nguyệt là cây đàn rất phổ biến dùng để độc tấu, hòa tấu với nhiều ngón chơi độc đáo như ngón nhấn, ngón vê, ngón luyến… Màu âm đàn Nguyệt tươi sáng, rộn ràng, tình cảm, đa dạng trong diễn tả các trạng thái cảm xúc âm nhạc. Đàn Nguyệt được sử dụng trong hát Chèo, Chầu Văn, Ca Huế, Đờn Ca Tài Tử và Cải Lương…
Đàn nguyệt có những bộ phận chính nào:
– Bầu vang: Bộ phận hình tròn ống dẹt, đường kính mặt bầu 30 cm, thành bầu 6 cm. Nền mặt bầu vang có bộ phận nằm phía dưới gọi là ngựa đàn (cái thú) dùng để mắc dây. Bầu vang không có lỗ thoát âm.
– Cần đàn (hay dọc đàn): làm bằng gỗ cứng, dài thon mảnh, bên trên gắn 8-11 phím đàn, trước đây chỉ gắn 8 phím (nay những người chơi nhạc tài tử Nam bộ vẫn thường dùng đàn 8 phím). Những phím này khá cao, nằm xa nhau với khoảng cách không đều nhau.
– Đầu đàn: hình lá đề, gắn phía trên cần đàn, nó có 4 hóc luồn dây và 4 trục dây, mỗi bên hai trục.
– Dây đàn: có 2 dây, trước đây làm bằng dây tơ, ngày nay thường làm bằng dây nilon. Tuy có 4 trục đàn nhưng người ta chỉ mắc 2 dây (một dây to một dây nhỏ). Cách chỉnh dây thay đổi tùy theo người sử dụng. Có khi 2 dây cách nhau quãng 4 đúng, có khi cách quãng năm đúng hoặc quãng bảy hay quãng tám đúng. Song cách thông dụng nhất vẫn là lên dây theo quãng năm đúng. Đàn nguyệt là nhạc cụ khảy dây, được dùng thường xuyên trong ban nhạc chầu văn, tài tử, phường bát âm và trong nhiều dàn nhạc
Lớp học đàn nguyệt tại trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long dạy những gì
- Trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long mở lớp dạy đàn nguyệt dành cho mọi đối tượng.
- Được học giảng dạy bằng phương pháp khoa học. Các giảng viên là những người tài năng, phát triển trong cái nôi âm nhạc hàng đầu của Việt Nam đó là Học viện âm nhạc quốc gia.
- Cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo phục vụ tốt cho học viên theo học tại trung tâm.
- Học viên được học từ nguồn tài liệu của các nghệ nhân qua phương pháp sư phạm. Giúp học viên tại trung tâm giảm được rất nhiều thời gian học tập nhưng đạt hiệu quả cao nhất.
Tại sao nên chọn một cây đàn nguyệt hát văn tại trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long
Với chính sách bảo hành hậu mãi tốt nhất trên thị trường nhạc cụ truyền thống, trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long tự tin khẳng định những sản phẩm đàn nguyệt của mình khi tới tay người dùng sẽ là những sản phẩm tốt nhất, được bảo quản, bảo hành chu đáo nhất.