ĐÀN TRANH VIỆT NAM
ĐÀN TRANH VIỆT NAM.
Đàn Tranh là một loại nhạc cụ dây gảy của Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, cây đàn tranh vẫn tồn tại và có nhiều phát triển vượt bậc đến ngày nay. Với tư cách là một trong những nhạc cụ sớm góp phần làm nên bộ mặt văn hóa, nghệ thuật riêng và độc đáo của Việt Nam, cây Đàn Tranh đã có sự gắn bó khăng khít, mật thiết với đời sống tâm hồn của nhân dân ta trải qua nhiều thế kỷ.
Nói về lịch sử đàn tranh, các nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay, hầu hết đều có chung nhận định: đàn tranh Việt Nam có nguồn gốc từ đàn Gu Zheng (cổ tranh) cổ Trung Hoa và được du nhập vào nước ta khoảng thế kỷ XIII, đời nhà Trần.
Là nhạc cụ gẩy 16 dây, ở miền Bắc thường gọi là Đàn Thập Lục. Ngày nay, trải qua quá trình cải tiến, phát triển, Đàn Tranh còn có các loại 17 dây, 19 dây, 21 dây. Đàn Tranh có phong cách diễn tấu thoải mái, mềm mại, sự sáng sủa, trong trẻo của âm sắc mang vẻ mảnh mai, thảnh thơi, nhiều chất trữ tình
CẤU TẠO:
Nội Dung Có Trong Bài Viết
- 1 Cầu đàn: Là miếng gỗ nhô cao lên, cong ôm sát theo độ vòm của mặt đàn. Cầu đàn được đục 16 lỗ nhỏ thẳng hàng để luồn dây đàn qua và giúp cố định dây đàn không bị xô lệch quá nhiều khi được khẩy.
- 2 Ngựa đàn: dùng để gác dây và có thể di chuyển dọc theo mặt đàn để căng chỉnh cao độ của mỗi dây đàn ngay cả trong lúc đàn một cách dễ dàng. Ngựa đàn thường làm bằng gỗ, nhựa hoặc xương, ngà,…
- 3 Dây đàn:
- 4 Trục đàn: dùng để căng dây hoặc làm trùng dây/thả dây để tạo các âm sắc khác nhau. Kết hợp cùng sự di chuyển của ngựa đàn/nhạn đàn tạo nên khả năng thiên biến vạn hóa cho đàn Tranh.
- 5 Móng gảy đàn: Móng gảy đàn được đeo ở các ngón tay 1, 2 và 3 bàn tay.
Cầu đàn: Là miếng gỗ nhô cao lên, cong ôm sát theo độ vòm của mặt đàn. Cầu đàn được đục 16 lỗ nhỏ thẳng hàng để luồn dây đàn qua và giúp cố định dây đàn không bị xô lệch quá nhiều khi được khẩy.
Ngựa đàn: dùng để gác dây và có thể di chuyển dọc theo mặt đàn để căng chỉnh cao độ của mỗi dây đàn ngay cả trong lúc đàn một cách dễ dàng. Ngựa đàn thường làm bằng gỗ, nhựa hoặc xương, ngà,…
Dây đàn:
Dây đàn ngày xưa là loại dây làm bằng tơ. Ngày nay đa số làm bằng dây kim lại như đồng, sắt, inox,…
Trục đàn: dùng để căng dây hoặc làm trùng dây/thả dây để tạo các âm sắc khác nhau. Kết hợp cùng sự di chuyển của ngựa đàn/nhạn đàn tạo nên khả năng thiên biến vạn hóa cho đàn Tranh.
Móng gảy đàn: Móng gảy đàn được đeo ở các ngón tay 1, 2 và 3 bàn tay.
Âm sắc của Đàn Tranh trong trẻo, thanh thoát, có thể nhấn nhá rất mềm mại.
Ngoài khả năng diễn tấu giai điệu, ngón chơi truyền thống của đàn Tranh là những quãng tám rải hoặc chập và ngón đặc trưng nhất là vuốt trên các dây là ngón á. Đàn Tranh là nhạc khí dùng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát, ngâm thơ và được chơi trong nhiều thể loại âm nhạc như dàn nhạc Tài tử, Cải lương, dàn nhạc Chèo, dàn Nhã nhạc, dàn nhạc dân tộc tổng hợp…
Để lựa chọn một cây Đàn Tranh Việt Nam ưng ý các bạn có thể liên hệ với Trung Tâm Âm Nhạc Truyền Thống Thăng Long để được tư vấn, hỗ trợ và nhận được những ưu đãi tốt nhất
Hotline : 0868.88.7628
Facebook : https://www.facebook.com/pg/nhactruyenthongthanglong
Hoặc truy cập vào Website của Trung Tâm : https://nhactruyenthong.vn/san-pham/nhac-cu-dan-tranh/
Nếu bạn nào quan tâm đến bộ môn Đàn Nguyệt và Hát Chầu Văn
Có thể tham khảo khóa học tại link :
Khóa học đàn nguyệt : https://nhactruyenthong.vn/khoa-hoc-dan-nguyet/
Học Đàn Nguyệt Online : https://nhactruyenthong.vn/tong-hop-cac-bai-day-dan-nguyet-online/