Lễ Hội Phủ Dầy Nơi Khởi Nguồn Tín Ngưỡng
Nội Dung Có Trong Bài Viết
Lễ Hội Phủ Dầy Địa Chỉ Đi Lễ Cầu Tài Lộc Bình An
Địa chỉ đi lễ cầu tài lộc bình an đầu Xuân năm mới là điều mà phần lớn người dân quan tâm. Du Xuân ngắm cảnh và có cho gia đình, bạn bè một địa chỉ đi lễ cầu tài cầu lộc bình an là rất cần thiết. Bài viết này sẽ giới thiệu tới bạn đọc Lễ hội Phủ Dầy một địa chỉ văn hóa tâm linh, trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu. Lễ hội Phủ Dầy nơi khởi nguồn Tín ngưỡng, địa chỉ cầu tài lộc bình an nổi tiếng ở Việt Nam.
Hội Phủ Dầy là một lễ hội truyền thống của Việt Nam, được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch tại làng Vân Cát- Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là một trong 4 vị thánh bất tử của dân tộc ta ( Tản Viên sơn thánh- Thánh Gióng- Chử Đồng tử- Mẫu Liễu).Lễ hội ở Phủ Dầy được tổ chức kéo dài 10 ngày :từ mồng 1 đến mồng 10 tháng 3 âm lịch
Địa Chỉ Đi Lễ Cầu Tài Lộc Bình An Đền Mẫu Sòng Sơn
Địa Chỉ Đi Lễ Cầu Tài Lộc Bình An– Đền Mẫu Đông Cuông
Địa Chỉ Đi Lễ Cầu Tài Lộc – Đền Tuần Quán
Lễ Hội Phủ Dầy
” Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”, uống nước nhớ nguồn, đạo lý cha truyền con nối. Từng dòng người gọi nhau trẩy hội lễ đền tại phủ Dầy xin thắp nén nhang thơm bằng cả tấm lòng thành kính biết ơn về Mẹ.
Hội Phủ Dầy là một lễ hội truyền thống của Việt Nam, được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch tại làng Vân Cát- Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là một trong 4 vị thánh bất tử của dân tộc ta ( Tản Viên sơn thánh- Thánh Gióng- Chử Đồng tử- Mẫu Liễu).
Lễ Hội Phủ Dầy Thông Tin Chi Tiết Ngày Hội
Lễ hội ở Phủ Dầy được tổ chức kéo dài 10 ngày :từ mồng 1 đến mồng 10 tháng 3 âm lịch và theo các phong tục sau :
- Ngày mồng 1 hai thôn Tiên Hương và Vân Cát tế cáo mở cửa phủ người ta gọi là tế khai hội.
- Ngày mồng 2 Tiên Hương rước nước ở Giếng về “mộc dục” Thánh tượng, sau đó làm lễ bái yết cáo.
- Ngày mồng 3 là chức quốc tế long trọng, chủ tế thường là quan tổng đốc Nam Định hoặc quan lại triều đình. Lễ vật thường có bánh dầy, lợn sống, xôi, rượu, hoa quả …
- Ngày mồng 4 chính giỗ ở Phủ Vân Cát, các quan chức triều đình: huyện,tổng,xã và con nhang đệ tử cùng nhân dân đều túc trực tế lễ chu đáo theo nghi thức long trọng.
- Ngày mồng 5 Phủ Vân Cát rước Thánh Mẫu lên Chùa Dần (Vân Tháp Tự) ở xã Trung Thành lễ Phật rồi rước về.
- Ngày Mồng 6 Phủ Tiên Hương rước Thánh Mẫu xuống chùa Gôi (Tiên Sơn Tự), nhưng gần đây rước lên chùa Báng (chùa Linh Sơn).
- Vào các ngày mồng 7,8,9 còn có hội “Kéo Chữ” hay còn gọi là hội hoa trượng rất đẹp mắt và độc đáo so với các hội khác.
Lễ Hội Phủ Dầy Trung Tâm Của Tín Ngưỡng Thờ Mẫu
Tỉnh Nam Định nằm ở trung tâm phía Nam đồng bằng sông Hồng. Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, văn hiến và đấu tranh cách mạng. Đây cũng chính là nơi phát tích của vương triều Trần nổi tiếng văn công võ tr. Quê hương của anh hùng dân tộc Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
Đất Nam Định văn hiến cũng là nơi phát sinh, hội tụ của nhiều tín ngưỡng tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo… Trong đó đặc biệt là tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần.
Trên địa bàn tỉnh Nam Định có 2 khu di tích trọng điểm gắn liền với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh là phủ Quảng Cung (phủ Nấp thuộc huyện Ý Yên ) – nơi bà giáng sinh lần thứ nhất; phủ Vân Cát (huyện Vụ Bản) – nơi bà giáng sinh lần hai. Trong số gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu ở Nam Định, Phủ Dầy được xem là tâm điểm của hoạt động thực hành tín ngưỡng này.
Lễ Hội Phủ Dầy Những Hình Thức Hầu Đồng Nơi Cửa Mẫu
Vào dịp trước và trong lễ hội cũng rộn ràng diễn ra các nghi lễ hầu đồng. Chúng tôi được biết, các buổi hầu đều được các thanh đồng chọn ngày lành tháng tốt để đặt lịch trước với thủ nhang. Đa số những người hầu đồng được hỏi đều có lý do là mắc bệnh “tâm linh”, mệnh có “căn đồng”… Sau mỗi vấn đồng, họ đều cảm thấy thoải mái về tinh thần, khỏe mạnh. Nhiều khúc mắc trong đời sống xã hội được giải tỏa. Hiện nay, điều lo lắng nhất của những thanh đồng chân chính là nghi lễ hầu đồng đang có nguy cơ bị biến tướng, thương mại hóa làm méo mó. Đặc biệt, nhu cầu hầu đồng của người dân ngày một tăng, dẫn đến hiện tượng quá tải trong việc tổ chức quản lý.
Vui mừng trước việc “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thanh đồng Trần Thị Huệ, con gái thủ nhang Phủ Tiên Hương cho rằng: “Quan trọng nhất là người thực hành tín ngưỡng phải có một nhận thức đúng khi mình hầu Mẫu, hầu Thánh, không được mang tính phô trương, lợi dụng về tín ngưỡng để trục lợi. Hiện nay, riêng ở Phủ Tiên Hương, thủ nhang luôn chuẩn bị sẵn trang phục một số giá hầu đồng để giúp các thanh đồng có hoàn cảnh khó khăn sử dụng miễn phí… Trước mỗi buổi hầu đồng, thủ nhang thường nhắc nhở những thanh đồng trẻ cần hiểu chính xác về tín ngưỡng thờ Mẫu để thực hành một cách đúng đắn”.