Trang chủ » Đàn Nguyệt Hát Văn » Tổng Hợp Các Điển Tích Hay Trong Hát Văn

Tổng Hợp Các Điển Tích Hay Trong Hát Văn

Tổng Hợp Các Điển Tích Hay Trong Hát Văn

Như chúng ta đã biết, hát văn là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã nhận được sự ghi nhận và vinh danh của tổ chức văn hóa giáo dục thế giới công nhận. Việc hiểu được lời văn hay những điển tích có trong hát văn là điều mà nhiều cung văn hay thanh đồng cũng như nhà nghiên cứu luôn mong mỏi. Chúng tôi xin chia sẻ với quý vị và các bạn một trong những điển tích hay trong hát văn. Điển tích ” Thung Huyên ” có nghĩa là gì.

Tổng-Hợp-Các-Điển-Tích-hay-Trong-hát-VănÝ nghĩa của từ Thung Huyên

Sách Thọ Mai Gia Lễ của tác giả Hồ Sĩ Dương (thời Trần) – bản dịch năm 1932 của Viện Viễn Đông Bác Cổ (của người Pháp) cho biết – từ giai đoạn cuối thời Trần (tức cuối thế kỷ 14) trở về sau; cái thành ngữ 椿 -萱 (thung – huyên), được dùng để chỉ nơi cha mẹ ở khi còn sống (nhà cha mẹ ở) và nơi mồ yên mả đẹp khi cha mẹ đã mất (tức là lăng, mộ nơi chôn cất cha mẹ).

1/.椿 – Thung :

Theo sách Chu Văn Công Gia Lễ (Trung Hoa) và nhiều sách từ điển phổ thông thì – Thung hay còn gọi là Xuân – là tên một loài cây thân gỗ khá lớn, gỗ rất tốt, gỗ của loại cây này thường dùng làm đàn. Cây có nguồn gốc từ Trung Hoa thân cao ba bốn trượng, mùa hè ra hoa trắng, lá non ăn được. Loại cây này có thể sống tới hàng ngàn năm. Theo sử sách Trung Hoa cho biết – Trang Tử 莊子 có nói đời xưa có cây xuân lớn, lấy tám nghìn năm làm một mùa xuân, tám nghìn năm làm một mùa thu. Cho nên người Hán (hay văn hóa Hán) thường lấy cây Thung (Xuân) ví như người Cha (phụ thân) như là cây cột chính trong một mái nhà (ở đây là trong gia đình). Và văn hóa Hán gọi người cha là “xuân đình” 椿庭 và cha mẹ là “xuân huyên” 椿萱 . Khi người cha sống lâu thì họ gọi là “xuân thọ” 椿壽 (tức trường thọ). Nhưng tục vẫn gọi người cha là “ cây thung” hay “thung”.
Một số sách của người Việt như Từ điển Thiều Chửu và Sách Thọ Mai Gia Lễ (của Hồ Sĩ Dương – thời Trần) cũng có nhắc tới điển tích này và cũng có cách giải thích tương tự:
“Ông Trang Tử nói đời xưa có cây xuân lớn, lấy tám nghìn năm làm một mùa xuân, tám nghìn năm là một mùa thu, vì thế người ta hay dùng chữ xuân để chúc thọ. Nay ta gọi cha là xuân đình 椿庭 cũng theo ý ấy. Tục đọc là chữ thung.”

2/. 萱 – Huyên :

Cũng theo sách Chu Văn Công Gia Lễ và từ điển phổ thông thì huyên là tên một loài cỏ – cỏ huyên; theo âm Hán – Việt thì gọi là “vong ưu” 忘憂, hoặc là “nghi nam” 宜男 (Hemerocallis flava), hoa lá đều ăn được cả. Theo sách Kinh Thi 詩經 cho biết : “Yên đắc huyên thảo, Ngôn thụ chi bối” 焉得萱草, 言樹之背 (Vệ phong 衛風, Hà quảng 河廣) – có nghĩa là : Sao được cỏ huyên, Trồng ở sau nhà phía bắc. Mà khu nhà phía bắc là chỗ đàn bà ở, vì thế gọi nơi mẹ ở là “huyên đường 萱堂.”
Một số sách về chủ đề này của người Việt như Từ điển Thiều Chửu, Thọ Mai Gia Lễ cũng đã trích dẫn lại câu chuyện này với cách giải thích cũng thống nhất như trên :
“Cỏ huyên. Còn có tên là vong ưu 忘憂, lại gọi là nghi nam 宜男 hoa lá đều ăn được cả. Kinh Thi 詩經 có câu: Yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi bối 焉得萱草,言樹之背 , có nghĩa là : sao được cỏ huyên, ở sau nhà phía bắc, tức là hoa này vậy. Nhà phía bắc là chỗ đàn bà ở, vì thế gọi mẹ là huyên đường 萱堂.”
Một số từ điển còn gọi cỏ huyên là huyên thảo, hoa hiên ; một loại cây (Hemerocallis Flava), thuộc giống Bách hợp, mùa hạ nở hoa màu vàng, hoa và lá non dùng làm món rau ăn, gọi là Kim châm 萱草 (Từ điển Nguyễn Quốc Hùng).

 

Share on Google + Share on linkedin Share on Pinterest Share on Reddit Share on Tumblr
1
Bạn cần hỗ trợ?