Cố Nghệ Nhân Phạm Văn Khiêm và bản văn chầu Kinh Điển
Nội Dung Có Trong Bài Viết
Cố Nghệ Nhân Phạm Văn Khiêm và bản văn chầu Kinh Điển
Cố lão nghệ nhân Phạm Văn Kiêm là một cây đại thụ trong làng Hát Văn Việt Nam xưa và nay. Cụ là người tiên phong trong việc phiên âm các bản văn từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ để cung văn đời sau có thể học được dễ hơn nếu không biết chữ Hán. Nói không quá thì có đến trên 90% những bản hát văn mà cung văn ngày nay sử dụng đều là do cụ sáng tác hoặc phiên âm ra.
Chúng tôi tìm thấy cuốn sổ ghi chép của cụ Phạm Văn Khiêm vào năm 2016. Bìa đã sờn và những dòngmực xanh lơ xưa kia giờ chỉ còn lại một màu lục lam nhờ nhờ như được in chìm dưới giấy kẻ ô mờ đục. Thời gian không bỏ qua cho nó. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của những người ở lại – học trò và con cháu của cụ – mọi đồ đạc và ghi chép của cụ đều còn được lưu giữ lại. Để hôm nay người không còn, nhưng ta vẫn còn những lối đi vào tâm tưởng của người đã khuất.
Cố Nghệ Nhân Phạm Văn Kiêm
Chúng tôi tìm thấy cuốn sổ ghi chép của cụ Phạm Văn Khiêm vào năm 2016. Bìa đã sờn và những dòngmực xanh lơ xưa kia giờ chỉ còn lại một màu lục lam nhờ nhờ như được in chìm dưới giấy kẻ ô mờ đục.
Thời gian không bỏ qua cho nó. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của những người ở lại – học trò và con cháu của cụ – mọi đồ đạc và ghi chép của cụ đều còn được lưu giữ lại. Để hôm nay người không còn, nhưng ta vẫn còn những lối đi vào tâm tưởng của người đã khuất.
Sinh thời, cụ không mấy khi kể về thành tựu của đời mình. Những gì ta nghe được về cụ ngày nay đều là do người đời nói lại. Cuốn sổ ghi chép kín đầy các mặt giấy, những mảng chữ xếp chồng, dội dập, hãy đọc mà xem: nhiều trạm dừng để suy tưởng hơn là chính nội dung của nó, và ở giữa các trạm dừng này là các dòng chú thích miên viễn, phủ kín. Tưởng như chỉ là những suy tư rối bời về đời, về nghề… nhưng không, từng ý tứ, câu chữ của cụ hết sức gọn gàng, đủ ý, mạnh mẽ và sáng rõ, bừng hẳn lên khỏi mặt giấy tối tăm. Tưởng như chúng tôi có thể in ngay một cuốn sách chỉ bằng tài liệu này.
Tất nhiên cụ không viết sách. Cụ chỉ mượn chữ viết, ngôn từ để suy tư. Cụ là một người suy tư. Mọi tâm huyết và trí năng đã dồn hết cho nghề, cụ nói về nghề cũng như mọi người khác ở đi xa trong tuổi đời nói về chính đời mình: cũng say sưa và trăn trở y hệt như thế.
Chúng tôi đang nói về cụ: Cố nghệ nhân hát văn Phạm Văn Kiêm, một trong những cung văn giỏi nhất được công nhận trong toàn bộ giới cung văn Việt Nam.
Bản Hát Văn Sự Tích Văn Giảo Long Hầu
Nói về bản Sự Tích Văn Giảo Long Hầu, có thể nói đây là một trong số hiếm hoi viết về sự tích khá chi tiết của một vị quan lớn trong Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tam Tứ Phủ. Bản văn được sáng tác và thể hiện dưới hình thức các làn điệu Hát Văn Thờ.
Cái khó trong việc thể hiện bản văn là câu chữ trúc trắc, xưa nay rất rất hiếm có cung văn nào thể hiện.
Là người dành rất nhiều thời gian cho việc sưu tầm và tìm kiếm những bản hát văn do cố lão nghệ nhân Phạm Văn Kiêm thể hiện. Tôi cũng mất ngót nghét 10 năm mới có đủ nhân tìm thấy bản chầu thờ Quan Lớn Tuần do chính cố nghệ nhân sáng tác và thể hiện.
Có rất nhiều cung văn đã đang xin lộc Thánh và hằng ngày vẫn dâng lời ca cung đàn nơi cửa Đền cửa Phủ nhưng có lẽ không nhiều người trong số họ thực sự hiểu và biết về sự ra đời hay tác giả của bản hát văn này là ai.
Nay tôi có mấy lời vắn tắt viết về cố nghệ nhân Phạm Văn Khiêm và bản văn chầu Quan Lớn Tuần Tranh, mong rằng có thể cung cấp một chút thông tin hữu ích cho quý cung văn, bạn hữu.
Trích Đoạn Văn Quan Lớn Tuần Tranh
Đệ tử tôi khấu đầu củng thủ
Tiến văn chầu đệ ngũ Tuần Tranh
Uy gia lẫm liệt tung hoành
Trừ tà sát quỷ nên danh tướng tài
Cảnh thiên thai Quan Tuần giá ngự
Các bộ nàng tiên nữ dâng hoa
Ninh Giang chính quán quê nhà
Danh lam cổ tích ngự tòa ngôi cao
Đấng anh hào cổ kim lừng lẫy
Khắp mọi miền đã dậy thần cơ
Cửa sông đâu đó phụng thờ
Kỳ Cùng lại nổi đền thờ Tuần Tranh
Cảnh am thanh nhiều bề lịch sử
Vốn đặt bầy tự cổ dĩ lai
Có phen chơi chốn thiên đài
Đào, Lan, Quế, Huệ vui vầy xướng ca
Trên bát ngát Long, Xà, Hổ phục
Dưới tam đầu cửu khúc chầu lên
Lân rờn Phượng múa đôi bên
Thỉnh ông Đệ Ngũ ngự trên sập rồng.
Share on Facebook Share on Google + Share on twitter Share on linkedin Share on Pinterest Share on Reddit Share on Tumblr