Trang chủ » Khóa Âm Nhạc » Những điều bạn nên biết về cây đàn Nhị

Những điều bạn nên biết về cây đàn Nhị

Đàn Nhị và những điều bạn nên biết 

Đàn nhị có phải dùng để kéo nhạc hiếu không ?

Như chúng ta đã biết trong bộ hòa tấu về nhạc dân tộc gồm có các loại đàn nguyệt, đàn bầu, đàn tranh, đàn nhị. Trong đó Ðàn Nhị có nhiều khả năng diễn tả các mặt tình cảm con người nhất. Âm thành của đàn nhị Việt Nam tình cảm trữ tình, sâu lắng, hoặc sinh động, nhiệt tình… Ðàn Nhị Việt Nam còn có thể mô phỏng tiếng gió rít, tiếng chim hót….

( ảnh nghệ sĩ và cây đàn nhị )

Bằng sự sáng tạo của con người và những đặc tính, thủ pháp riêng. Cây  “đàn nhị Việt Nam”đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đám hiếu. Nó thay cho lời ca tiếng khóc não lòng để gửi đến đến cả người sống và người đã khuất. Sở dĩ nói như vậy là vì tiếng “đàn nhị Việt Nam” nghe cực kỳ ai oán và não lòng. Như các bạn cũng đã biết đám ma nhạc hiếu là một loại hình nghệ thuật dân gian. Nó không có bài bản hay sự thống nhất trên tất cả các vùng miền địa phương và tỉnh thành. Tùy từng nơi người ta sẽ chơi những bản nhạc và các làn điệu khác nhau phù hợp với văn hóa của từng vùng miền đó. Ví dụ như ở ngoài Bắc nhạc đám ma mang âm hưởng nhạc Bắc Bộ như điệu xẩm ,điệu chèo,bát âm … Vì vậy người ta thường chuộng nhất là cây đàn “nhị líu” hay là cây “đàn nhị Hồ”. 

Đàn Nhị cũng giữ vai trò chủ đạo trong Hát Xẩm

Là thành viên trong nhạc phường bát âm, dàn nhã nhạc, ban nhạc chầu văn, tài tử và dàn nhạc tổng hợp. Ngày nay, đàn nhị Việt Nam xuất hiện cả trong dàn nhạc pop, rock hiện đại . Kỹ thuật đàn khá phong phú, bao gồm từ ngón vuốt, ngón nhấn, ngón láy, ngón chuyền đến cung võ liền, cung vĩ ngắt, cung vĩ rời và cung vĩ rung, v.v.

( ảnh đàn nhị trong hát xẩm )

Đàn Nhị có âm vực rộng hơn 2 quãng tám, âm thanh trong sáng, rõ ràng, mềm mại. Âm thanh đàn nhị Việt Nam gần với giọng hát cao (giọng kim). Muốn thay đổi âm sắc hoặc giảm độ vang các nghệ nhân dùng đầu gối trái bịt một phần miệng loa xòe của bát nhị . Hoặc có thể dùng ngón chân cái chạm vào da của bát nhị (khi ngồi trên phản kéo đàn, trên chiếu). Nhờ những cách này âm thanh sẽ xa vẳng, mơ hồ, lạnh lẽo diễn tả tâm trạng thầm kín, buồn phiền…

Trong những cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc thì không thể thiếu được cây đàn nhị. Nó có thể đứng một mình để độc tấu trưng trổ các kỹ thuật với các tác phẩm, hoặc hòa chung với các cây khác để đệm lót, dẫn dắt … Cây đàn này luôn đi giai điệu chính và là linh hồn của cả dàn nhạc.

( ảnh đàn nhị độc tấu )

Đàn nhị Việt Nam là cây đàn đa âm sắc

Đàn nhị Việt Nam được các nghệ sĩ kết hợp với nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. 

Trong bài viết này, chúng tôi rất mong các bạn có sự hiểu biết đúng nhất về cây Đàn nhị Việt Nam nói riêng và nhạc cụ dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta hãy cùng nhau gìn giữ truyền thống dân tộc và luôn tìm hiểu, phát huy để đưa nhạc cụ cổ truyền Việt Nam lan rộng khắp Năm Châu!

Mang trong mình sứ mệnh thay đổi hoàn toàn mục tiêu và phương pháp học của người Việt Nam bằng việc đào tạo các khóa học cơ bản đến nâng cao. TRUNG TÂM ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG THĂNG LONG tin chắc sẽ là nơi truyền cảm hứng, mang lại động lực học tập, trang thiết bị kiến thức toàn diện về các nhạc cụ dân tộc nhằm góp sức giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc Việt Nam.

Truy cập wedsite: https://nhactruyenthong.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/nhactruyenthongthanglong/

Số điện thoại: 0868.887.628

 

Share on Google + Share on linkedin Share on Pinterest Share on Reddit Share on Tumblr
1
Bạn cần hỗ trợ?